Cách Nuôi Cá Koi Và Bệnh Thường Gặp Ở Cá Koi Mỹ Thuật Sài Gòn

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 188 | Cật nhập: 8/31/2021 12:26:10 PM | RSS

Giá bán: VND

Giá trên web chỉ mang tính chất tham khảo.

S.lượng:

Mua cá trước khi có hồ là sai lầm. Muốn nuôi Koi thành công phải có hồ nuôi tiêu chuẩn Nhật Bản trước khi mua cá.

A. Ba điều kiện tiên quyết trước khi nuôi cá

1. Chất lượng nước

Cách Nuôi Cá Koi

  • Đảm bảo sạch như nước uống
  • Nhiệt độ: 20-25 độ C
  • PH: 7 – 8.5
  • KH hoặc độ cứng cabonat, độ kiềm: 4dKH (72ppm) – 7 dKH (125ppm)
  • GH (độ cứng magie và Canxi trong nước) 4dGH(72ppm) – 10 dGH (180ppm)
  • Nitrates: không quá 40 ppm
  • Oxi hòa tan: ít nhất 5ppm

Ở Việt Nam ao nuôi phải sâu bởi Koi ưa nước lạnh. Độ Ph>7, nếu xuống thấp cá sẽ stress. Axit cao cá sẽ nhiễm khuẩn.

2. Hệ thống lọc

a. Lọc trọng lực: Nước chảy qua các ống được đi dưới đáy hoặc trên thành hồ. Chất thải rắn được giữ lại ở vật liệu lọc, nước còn lại sẽ qua các tấm lọc. Chất thải rắn phân hủy trong buồng lọc. Chất thải rắn nhỏ hơn đi qua nhưng phân hủy bởi vi sinh phân hủy chất thải.

b. Lọc bơm: Cần máy bơm đặt trong hồ, ao. Hút nước cùng chất thải rắn bằng ống nối với bộ lọc.

3. Thức ăn

6 nhóm thức ăn cơ bản: Giàu protein, giàu chất xơ, tăng màu, giữ màu, cân bằng, làm trắng.

Môi trường là yếu tố chính quyết định cá ăn nhiều hay ít. Mùa thu và mùa xuân nhiệt độ thích hợp cá sẽ ăn nhiều hơn. Mùa đông nhiệt độ nước thấp hơn 7 độ và mùa hè nhiệt độ nước cao hơn 30 độ thì lượng thức ăn cho cá cần được giảm đi.

Cách Nuôi Cá Koi

Thức ăn hồ Koi

Cách tốt nhất để quan sát lượng thức ăn phù hợp là: Sau khi dừng cho ăn cá có nhìn vào hộp thức ăn, nhìn tay không? Nếu cá ăn hết lượng thức ăn trong vòng khoảng 5 phút thì lượng thức ăn cho là vừa phải.

B. Các bệnh thường gặp ở Cá Koi (cá cảnh Nhật Bản)

1. Tuột nhớt

  • Lâm sàng: Koi mất nhớt, mình cứng, mắt trắng. Thường xảy ra đồng loạt sau vài giờ, cá lờ đờ, ít hoạt động, dân gian gọi là bệnh ngủ. Thời gian đầu mùa mưa tháng 4 – tháng 6 dễ mắc nhất. Chết từ 60 – 70%.
  • Điều trị: Ngâm Koi trong nước muối 3 – 7% trong 12 giờ. Cách thứ 2 là thay 70% nước và bón vôi để nâng pH trong nước.

2. Lở loét

  • Lâm sàng: Thân cá ghẻ, lở loét, tróc da, đốm đỏ, bỏ ăn, bơi lờ đờ. Xảy ra mọi lứa tuổi, chết rải rác do nước không đảm bảo, cá quá đông, tổn thương lẫn nhau.
  • Điều trị: Formol nống độ 5ml/100 lít tắm cho cá hoặc tắm muối cho cá với nồng độ 1,5kg/20 lít nước. Cho cá vào kháng sinh oxytetracyclin cũng được. Ngâm Tetracycline trong hồ với lượng 1 – 2 viên/20 lít nước.

3. Phù mang

  • Lâm sàng: mang có mủ, sợi mang dính lại với nhau, nhiều nhớt, nhạt màu, hoạt tử làm cá khó thở, dễ chết hàng loạt. Xảy ra vào mùa lạnh.
  • Điều trị: Sục khí mạnh và bỏ bột đồng sunfat 2.5 ppm vào hồ nuôi. Dùng muối formol, xanh malachite để tắm cho cá.

4. Đốm trắng

  • Lâm sàng: Da hiện lên đốm trắng. Xảy ra mọi lứa tuổi.
  • Điều trị: Dùng muối, xanh malachite, formol tắm cho cá.

5. Đường ruột

  • Lâm sàng: bụng cá chướng to, cá chán ăn, bỏ ăn hoàn toàn, 3 – 4 ngày rồi chết. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỉ lệ chết 5%
  • Điều trị: Trộn thức ăn của cá với kháng sinh Vime- ciprocin với liều lượng 500g Vime-ciprocin/300kg cá.